Trung tâm điện tử – điện lạnh hà nội chia sẻ bảng mã lỗi thường gặp điều hòa daikin inverter để người sử dụng hiểu rõ hơn . thông tin cần biết để khắc phục nhanh chóng .
BẢNG MÃ BÁO LỖI CỦA ĐIỀU HÒA
DAIKIN INVERTER
A0: Lỗi của thiết bị bảo vệ bên ngoài.
– Kiểm tra lại cài đặt và thiết bị kết nối bên ngoài.
– Thiết bị không tương thích.
– Lỗi board mạch dàn lạnh.
A1: Lỗi ở board mạch.
– Thay board mạch dàn lạnh.
A3: Lỗi ở hệ thống điều khiển mức nước xả (33H).
– Điện không được cung cấp.
– Kiểm tra công tắc phao.
– Kiểm tra bơm nước xả.
– Kiểm tra đường ống nước xả có đảm bảo độ dốc không.
– Lỗi board mạch dàn lạnh.
– Lỏng dây kết nối.
A6: Motor quạt (MF) bị hỏng, quá tải.
– Thay mô tơ quạt mới
– Lỗi kết nối dây giữa mô tơ quạt và board mạch dàn lạnh
A7: Motor cánh đảo gió bị lỗi
– Kiểm tra mô tơ cánh đảo gió.
– Cánh đảo gió bị kẹt.
– Lỗi kết nối dây mô tơ Swing.
– Lỗi board mạch dàn lạnh.
A9: Lỗi van tiết lưu điện tử (20E).
– Kiểm tra cuộn dây van tiết lưu điện tử, thân van.
– Kết nối dây bị lỗi.
– Lỗi board mạch dàn lạnh.
AF: Lỗi mực thoát nước xả dàn lạnh.
– Kiểm tra đường ống thoát nước.
– PCB dàn lạnh.
– Bộ phụ kiện tùy chọn (độ ẩm) bị lỗi.
C4: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ (R2T) ở dàn trao đổi nhiệt.
– Kiểm tra cảm biến nhiệt độ đường ống gas lỏng.
– Lỗi board mạch dàn lạnh.
C5: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ (R3T) đường ống gas hơi.
– Kiểm tra cảm biến nhiệt độ đường ống gas hơi.
– Lỗi board mạch dàn lạnh.
C9: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ (R1T) gió hồi.
– Kiểm tra cảm biến nhiệt độ gió hồi
– Lỗi board mạch dàn lạnh.
CJ: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ trên remote điều khiển.
– Lỗi cảm biến nhiệt độ của điều khiển.
– Lỗi board mạch romote điều khiển.
E1: Lỗi của board mạch.
– Thay board mạch dàn nóng.
E3: Lỗi do sự tác động của công tắc cao áp.
– Kiểm tra áp suất cao dẫn tới tác động của công tắc áp suất cao.
– Lỗi công tắc áp suất cao.
– Lỗi board mạch dàn nóng.
– Lỗi cảm biến áp lực cao.
– Lỗi tức thời – như do mất điện đột ngột.
E4: Lỗi do sự tác động của cảm biến hạ áp.
– Áp suất thấp bất thường (<0,07 Mpa).
– Lỗi cảm biến áp suất thấp.
– Lỗi board mạch dàn nóng.
– Van chặn không được mở.
E5: Lỗi do động cơ máy nén inverter.
– Máy nén inverter bị kẹt, bị dò điện, bị lỗi cuộn dây.
– Dây chân lock bị sai (U,V,W)
– Lỗi bo biến tần
– Van chặn chưa mở.
– Chênh lệch áp lực cao khi khởi động (>0.5Mpa).
E6: Lỗi do máy nén thường bị kẹt hoặc bị quá dòng.
– Van chặn chưa mở.
– Dàn nóng không giải nhiệt tốt.
– Điện áp cấp không đúng.
– Khởi động từ bị lỗi.
– Hỏng máy nén thường.
– Cảm biến dòng bị lỗi.
E7: Lỗi ở mô tơ quạt dàn nóng.
– Lỗi kết nối quạt và board mạch dàn nóng.
– Quạt bị kẹt.
– Lỗi mô tơ quạt dàn nóng.
– Lỗi bo biến tần quạt dàn nóng.
F3: Nhiệt độ đường ống đẩy không bình thường.
– Lỗi kết nối của cảm biến nhiệt độ ống đẩy.
– Cảm biến nhiệt độ ống đẩy bị lỗi hoặc sai vị trí.
– Lỗi board mạch dàn nóng.
H7: Tín hiệu từ mô tơ quạt dàn nóng không bình thường.
– Lỗi quạt dàn nóng.
– Bo Inverter quạt lỗi.
– Dây truyền tín hiệu lỗi.
H9: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ (R1T) gió bên ngoài.
– Kiểm tra cảm biến nhiệt độ gió ra dàn nóng bị lỗi.
– Lỗi board mạch dàn nóng.
J2: Lỗi ở đầu cảm biến dòng điện.
– Kiểm tra cảm biến dòng bị lỗi.
– Board mạch dàn nóng bị lỗi.
J3: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ đường ống gas đi (R31T~R33T).
– Lỗi cảm biến nhiệt độ ống đẩy.
– Lỗi board mạch dàn nóng.
– Lỗi kết nối của cảm biến nhiệt độ.
J5: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ (R2T) đường ống gas về.
– Lỗi cảm biến nhiệt độ ống hút
– Lỗi board mạch dàn nóng.
– Lỗi kết nối của cảm biến nhiệt độ.
J9: Lỗi cảm biến độ quá lạnh (R5T)
– Lỗi cảm biến độ quá lạnh R5T.
– Lỗi board mạch dàn nóng.
JA: Lỗi ở đầu cảm biến áp suất đường ống gas đi.
– Lỗi cảm biến áp suất cao.
– Lỗi board mạch dàn nóng.
– Lỗi kết nối của cảm biến nhiệt độ hoặc vị trí sai
JC: Lỗi ở đầu cảm biến áp suất đường ống gas về.
– Lỗi cảm biến áp suất thấp
– Lỗi bo dàn nóng
– Lỗi kết nối của cảm biến nhiệt độ hoặc vị trí sai.
L4: Lỗi do nhiệt độ cánh tản nhiệt bộ biến tần tăng.
– Nhiệt độ cánh tản nhiệt tăng cao (≥93°C).
– Lỗi board mạch.
– Lỗi cảm biến nhiệt độ cánh tản nhiệt.
L5: Máy nén biến tần bất thường.
– Hư cuộn dây máy nén Inverter.
– Lỗi khởi động máy nén.
– Bo Inverter bị lỗi.
L8: Lỗi do dòng biến tần không bình thường.
– Máy nén Inverter quá tải.
– Lỗi bo Inverter.
– Máy nén hỏng cuộn dây( dò điện, dây chân lock…).
– Máy nén (block) bị lỗi.
L9: Lỗi do sự khởi động máy nén biến tần.
– Lỗi máy nén Inverter.
– Lỗi dây kết nối sai (U,V,W,N).
– Không đảm bảo chênh lệch áp suất cao áp và hạ áp khi khởi động.
– Van chặn chưa mở.
– Lỗi bo Inverter.
LC: Lỗi do tín hiệu giữa bo Inverter và bo điều khiển.
– Lỗi do kết nối giữa bộ Inverter và bộ điều khiển dàn nóng.
– Lỗi bo điều khiển dàn nóng.
– Lỗi bo Inverter.
– Lỗi bộ lọc nhiễu.
– Lỗi quạt Inverter.
– Kết nối quạt không đúng.
– Lỗi máy nén (block).
– Lỗi mô tơ quạt.
P4: Lỗi cảm biến tăng nhiệt độ cánh tản nhiệt Inverter.
– Lỗi cảm biến nhiệt độ cánh tản nhiệt.
– Lỗi bo Inverter.
PJ: Lỗi cài đặt công suất dàn nóng.
– Chưa cài đặt công suất dàn nóng.
– Cài đặt sai công suất dàn nóng khi thay thế bo dàn nóng.
U0: Cảnh báo thiếu gas.
– Thiếu ga hoặc ngẹt ống ga (lỗi thi công đường ống).
– Lỗi cảm biến nhiệt (R4T, R7T).
– Lỗi cảm biến áp suất thấp.
– Lỗi board mạch dàn nóng.
U1: Ngược pha, mất pha.
– Nguồn cấp bị ngược pha.
– Nguồn cấp bị mất pha.
– Lỗi board mạch dàn nóng.
U2: Không đủ điện áp nguồn hoặc bị tụt áp nhanh.
– Nguồn điện cấp không đủ.
– Lỗi nguồn tức thời.
– Mất pha.
– Lỗi bo Inverter.
– Lỗi bo điều khiển dàn nóng.
– Lỗi dây ở mạch chính.
– Lỗi máy nén (block)
– Lỗi mô tơ quạt.
– Lỗi dây truyền tín hiệu.
U3: Lỗi do sự vận hành kiểm tra không được thực hiện.
– Chạy kiểm tra lại hệ thống.
U4: Lỗi do đường truyền tín hiệu giữa các dàn lạnh và dàn nóng.
– Dây giữa dàn lạnh – dàn nóng, dàn nóng – dàn nóng bị đứt, ngắn mạch hoặc đấu sai (F1,F2)
– Nguồn dàn nóng hoặc dàn lạnh bị mất.
– Hệ thống địa chỉ không phù hợp.
– Lỗi board mạch dàn lạnh.
– Lỗi board mạch dàn nóng.
U5: Lỗi do đường truyền tín hiệu giữa dàn lạnh và remote.
– Kiểm tra đường truyền giữa dàn lạnh và remote.
– Kiểm tra lại cài đặt nếu 1 dàn lạnh sử dụng 2 remote.
– Lỗi bo remote.
– Lỗi board mạch dàn lạnh.
– Lỗi có thể xảy ra do nhiễu.
U7: Lỗi truyền tín hiệu giữa các dàn nóng.
– Kiểm tra kết nối giữa dàn nóng và Adapter điều khiển C/H.
– Kiểm tra dây tín hiệu giữa dàn nóng với dàn nóng.
– Kiểm tra board mạch dàn nóng.
– Lỗi Adapter điều khiển Cool/Heat.
– Adapter điều khiển Cool/Heat không tương thích.
– Địa chỉ không đúng (dàn nóng và Adapter điều khiển C/H).
U8: Lỗi đường truyền tín hiệu giữa các remote “M” và ”S”.
– Kiểm tra lại dây truyền tín hiệu giữa remote chính và phụ.
– Lỗi bo remote.
– Lỗi kết nối điều khiển phụ.
U9: Lỗi do đường truyền tín hiệu giữa các dàn lạnh và dàn nóng trong cùng một hệ thống.
– Kiểm tra lại Dây truyền tín hiệu bên trong và bên ngoài hệ thống.
– Kiểm tra lại van tiết lưu điện tử trên dàn lạnh của hệ thống.
– Lỗi bo dàn lạnh của hệ thống.
– Lỗi kết nối giữa dàn nóng và dàn lạnh.
UA: Lỗi do vượt quá số dàn lạnh, v.v…
– Kiểm tra lại số lượng dàn lạnh.
– Lỗi board mạch dàn nóng.
– Không tương thích giữa dàn nóng và dàn lạnh.
– Không cài đặt lại board mạch dàn nóng khi tiến hành thay thế.
– Trùng lặp địa chỉ ở remote trung tâm.
– Kiểm tra lại địa chỉ của hệ thống và cài đặt lại.
UE: Lỗi do đường truyền tín hiệu giữa remote điều khiển trung tâm và dàn lạnh.
– Kiểm tra tín hiệu giữa dàn lạnh và điều khiển trung tâm.
– Lỗi truyền tín hiệu của điều khiển chủ (master).
– Lỗi bo điều khiển trung tâm.
– Lỗi board mạch dàn lạnh.
UF: Hệ thống lạnh chưa được lắp đúng, không tương thích dây điều khiển / đường ống gas.
– Kiểm tra tín hiệu giữa dàn lạnh và dàn nóng.
– Lỗi board mạch dàn lạnh.
– Van chặn chưa mở.
– Không thực hiện chạy kiểm tra hệ thống.
UH: Sự cố về hệ thống, địa chỉ hệ thống gas không xác định.
– Kiểm tra tín hiệu dàn nóng – dàn lạnh, dàn nóng – dàn nóng.
– Lỗi board mạch dàn lạnh.
– Lỗi board mạch dàn nóng.
Khi gặp các tình trạng hư hỏng báo lỗi ở trên hoặc báo lỗi khác ở điều hòa Daikin. Bạn hãy tắt máy và liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất .
Liên hệ hỗ trợ kỹ thuật : 0981 58 0110 (24/24)