Khó khăn nhất khi sử dụng bếp từ là bếp đột ngột ngừng hoạt động, màn hình hiển thị các mã lỗi E1, E2, E3, E4, E5, E6… và bạn không biết các mã này là gì, cách khắc phục như thế nào? Giúp bạn chủ động xử lý các lỗi bếp từ, Trung tâm sửa chữa điện lạnh tại Hà Nội cung cấp cho bạn bảng mã lỗi thường gặp của bếp từ và cách xử lý hiệu quả.
Mã lỗi E0
Khi xuất hiện lỗi “E0” trên màn hình bảng điều khiển của bếp từ thì có thể do nguồn điện vào bếp từ thấp, ổ điện có dây tiết diện nhỏ, không đủ công suất, giắc cắm bị lỏng lẻo.
Giải pháp: Để mã lỗi “E0” biến mất, đầu tiên bạn hãy tắt bếp từ, kiểm tra điện áp vào bếp từ có thấp không, nếu quá thấp thì bạn cần sử dụng ổn áp để có thể ổn định được nguồn điện.
Mã lỗi E1
Bếp từ phát sinh lỗi “E1” khi điện áp vào bếp từ quá cao, vượt ngưỡng an toàn dẫn đến bếp từ ngừng hoạt động và hiển thị mã lỗi này trên màn hình.
Giải pháp: Tắt bếp, kiểm tra nguồn điện, đảm bảo điện áp ổn định rồi bật bếp lại. Có thể dùng ổn áp để giảm điện áp xuống mức phù hợp với bếp từ. Nếu lỗi này vẫn còn, hãy tắt bếp, rút dây nguồn và liên hệ với trung tâm bảo hành để được hỗ trợ khắc phục sự cố.
Mã lỗi E2
Mã lỗi “E2” hiển thị khi nhiệt độ của nồi quá cao có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng và ảnh hưởng đến thiết bị bên trong của bếp từ, do đó sản phẩm sẽ ngừng hoạt động và hiển thị lỗi này để thông báo cho người dùng biết để xử lý kịp thời.
Giải pháp: Bạn cần tắt bếp từ ngay lập tức, kiểm tra nhiệt độ của nồi, lưu ý không dùng tay trần chạm vào nồi, có thể bị bỏng. Nếu nhiệt độ nồi quá cao, hãy lấy nồi ra khỏi bếp từ và để nguội trong vài phút, sau đó bật bếp từ để tiếp tục nấu, mã lỗi sẽ biến mất.
Mã lỗi E3
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mã lỗi “E3” cho bếp từ là do nhiệt độ bếp từ quá cao, nhiệt độ đạt mức cài đặt trước, bít lỗ thông gió, quạt tản nhiệt ngừng hoạt động, bị hư hỏng hoặc đây có thể là cơ chế tự bảo vệ của bếp.
Giải pháp: Tắt bếp từ, kiểm tra lỗ thông gió có bị tắc không, loại bỏ các vật cản để bếp nguội bớt. Kiểm tra quạt còn hoạt động không, nếu hư hỏng, trục trặc mà bạn không thể tự khắc phục thì hãy liên hệ với trung tâm bảo hành.
Mã lỗi E5
Bếp từ xuất hiện mã lỗi “E5” tức là rơ le nhiệt của bếp từ đã bị chập.
Giải pháp: Lỗi thiết bị bên trong bếp, bạn không phải là người có chuyên môn, không tự ý sửa chữa mà hãy mang bếp đến trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng sửa chữa để khắc phục.
Mã lỗi E6
Khi điện trở tản nhiệt bị đoản mạch, bếp từ sẽ hiển thị mã lỗi “E6” trên màn hình LCD.
Giải pháp: Tắt bếp từ, rút dây nguồn và mang bếp đến cửa hàng sửa chữa, trung tâm bảo hành để được hỗ trợ và khắc phục sự cố.
Lỗi jack kết nối với bộ nguồn nhưng không có tiếng và đèn “On / Off” không sáng
Khi bạn đã cắm giắc cắm vào ổ điện, kết nối với nguồn điện nhưng không có âm thanh phát ra, đèn “On / Off” cũng không sáng. Nguyên nhân có thể do ổ cắm không thông, không nối cầu chì, nhà bạn bị mất điện.
Giải pháp: Kiểm tra xem nhà bạn có điện không, ổ cắm, cầu chì đã kết nối chưa. Nếu ổ cắm, cầu chì đã kết nối, nguồn điện trong nhà bạn vẫn còn, bạn cần đến trung tâm bảo hành để kiểm tra thì có thể bếp từ của bạn đã gặp trục trặc gì đó ở thiết bị bên trong.
Lỗi bếp từ tự động tắt sau 60 giây
Sau 60 giây, nồi tự động tắt, lỗi này có thể do đáy nồi có đường kính nhỏ hơn 12cm và lớn hơn 26cm.
Giải pháp: Tắt bếp, chọn nồi có đường kính đáy từ 12cm đến 26cm rồi đặt lên bếp, khởi động lại bếp, lỗi này sẽ biến mất.
Lỗi điện bếp từ có âm thanh cảnh báo
Có âm thanh cảnh báo khi đặt đáy nồi không đúng tâm bếp, đường kính đáy nồi dưới 12cm hoặc nồi không dùng được cho bếp từ.
Giải pháp: Đặt lại nồi vào đúng vị trí vừa vặn với vòng nhiệt của bếp từ, bật bếp lên, nếu vẫn xảy ra lỗi này bạn nên đổi sang nồi có đường kính đáy lớn hoặc bằng 12cm, cảnh báo âm thanh sẽ tắt.
Lỗi điện bếp từ không kiểm soát được nhiệt độ
Nếu bạn thấy không thể kiểm soát được nhiệt độ của bếp từ thì có thể do đáy nồi trên bếp từ không bằng phẳng, nồi có đáy tròn, lồi lõm hoặc đèn báo nhiệt không sáng.
Giải pháp: Bạn chọn nồi nấu trên bếp từ có đáy bằng phẳng, đặt tiếp xúc hoàn toàn với tâm bếp. Kiểm tra xem đèn báo nhiệt có sáng không, nếu có thì lỗi này sẽ biến mất.
Hi vọng bài viết bảng mã lỗi thường gặp của bếp từ sẽ giúp bạn xử lý nhanh chóng và an toàn các sự cố trong quá trình sử dụng bếp từ. Nếu bạn có thêm thắc mắc về các mã lỗi của bếp từ, hãy gửi ý kiến cho chúng tôi ngay nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nên mua bếp từ Faster nào tốt cho gia đình?
Quạt bếp từ không hoạt động do đâu?
Nguyên nhân bếp từ không nhận nồi và cách khắc phục hiệu quả