Cách kiểm tra lỗi điều hòa bằng điều khiển Daikin Inverter

Cách kiểm tra lỗi điều hòa là một điều vô cùng xa lạ với những người không phải người có kinh nghiệm sửa chữa. Tuy nhiên có một cách đơn giản mà ai cũng có thể làm được để kiểm tra được lỗi điều hòa đó chính là.

Cách kiểm tra lỗi điều hòa Daikin Inverter bằng điều khiển thông minh

Cách kiểm tra lỗi điều hòa

Trong quá trình chúng ta sử dụng điều hòa, vô tình phát hiện ra hiện tượng điều hòa hoạt động không ổn định. Lúc này để có thể dễ dàng phát hiện ra rằng điều hòa đang gặp phải lỗi gì bằng cách hướng chiếc remote điều hòa về phía điều hòa rồi bấm giữ nút Cancel trong thời gian 5 giây; điều khiển sẽ hiển thị lên mã lỗi kèm theo tín hiệu nhấp nháy.

Nếu như màn hình hiển thị báo “00” thì không phải lo lắng bởi vì đây chỉ là mã hiển thị mặc định nằm trong trương trình “Test lỗi”. Tiếp tục nhắn nút Cancel đều đặn theo nhịp cho chuyển qua các mã lỗi cho đến khi tính tiếng Bíp kêu thì dừng lại.

Lúc này trên màn hình hiển thị của điều hòa chính là mã lỗi “chuẩn” mà hệ thống điều hòa đang gặp phải.

Tổng hợp bảng mã lỗi điều hòa DaiKin

Cách kiểm tra lỗi điều hòa

A0: Lỗi bên ngoài do thiết bị bảo vệ

A1: Lỗi nằm ở ở board mạch

A3: Lỗi ở hệ thống, kiểm soát, điều khiển mức nước xả

A6: Motor quạt (MF) bị quá tải hoặc hỏng

A7: Cánh đảo gió có mô tơ bị lỗi

A9: Lỗi van tiết lưu của điện tử

AF: Lỗi mực thoát nước dùng để xả dàn lạnh.

C4: Lỗi nằm ở vị trí đầu cảm biến nhiệt độ(R2T) ở dàn trao đổi nhiệt

C5: Lỗi nằm ở vị trí đầu cảm biến nhiệt độ (R3T) đường ống gas hơi.

C9: Lỗi nằm ở vị trí đầu cảm biến nhiệt độ (R1T) gió hồi

CJ: Lỗi nằm ở vị trí đầu cảm biến nhiệt độ trên remote điều khiển

E1: Lỗi của board mạch.

E3: Lỗi do công tắc cao áp tác động

E4: Lỗi do  cảm biến hạ áp tác động

E5: Lỗi do động cơ máy nén nén inverter

E6: Lỗi do bị quá dòng máy nén thường bị kẹt hoặc bị quá dòng

E7: Lỗi ở bộ phận mô tơ quạt dàn nóng.

F3: Nhiệt độ đường ống chạy không bình thường

H7: Tín hiệu từ mô tơ quạt dàn nóng không bình thường.

H9: Lỗi ở vị trí đầu cảm biến nhiệt độ (R1T) gió nẳm ở bên ngoài.

J2: Lỗi ở vị trí đầu cảm biến dòng điện.

J3: Lỗi ở vị trí đầu bộ phận cảm biến nhiệt độ của đường ống gas đi (R31T~R33T)

J5: Lỗi ở vị trí đầu cảm biến nhiệt độ (R2T) đường ống gas về

J9: Lỗi cảm biến độ quá lạnh(R5T)

JA: Lỗi ở vị trí đầu đường ống gas đi của cảm biến áp suất

JC: Lỗi ở vị trí đầu cảm biến áp suất đường ống gas về.

L4: Lỗi do nhiệt độ của bộ phận cánh tản nhiệt bộ biến tần tăng.

L5: Máy nén khí lạnh biến tần bất thường

L8: Lỗi do dòng biến tần không bình thường.

L9: Lỗi do quy trình khởi động máy nén biến tần.

LC: Lỗi do tín hiệu đường truyền giữa bo điều khiển bo và bo Inverter

P4: Lỗi nhiệt độ cánh tản nhiệt Inverter.

PJ: Lỗi khi cài đặt công suất của dàn nóng. 

U0: Cảnh báo điều hòa bị thiếu ga.

U1: Mất pha hoặc ngược pha

U2: Điện áp bị tuột nhanh chóng hoặc không dủ diện ao

U4: Dàn lạnh và dàn nóng bị lỗi đường truyền tín hiệu

U5: Dàn lạnh và remote bị lỗi đường truyền tín hiệu

U7:Các dàn nóng bị lỗi truyền tín hiệu.

U8: Giữa các remote “M” và ”S”. Bị lỗi đường truyền

U9: Các dàn lạnh và dàn nóng trong cùng một hệ thống bị lỗi tín hiệu

UA: Lỗi do quá nhiều số dàn lạnh

UE: Giữa remote điều khiển bộ phận trung tâm và dàn lạnh gặp lỗi tín hiệu

UF: Hệ thống lạnh tháo lắp không đúng cách,

UH: Sự cố về hệ thống điều hòa,…..

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Hướng dẫn cách xử lý điều hòa không lạnh

Điều hòa bị nhỏ nước nên làm như thế nào?

Hé lộ tuyệt chiêu “chém ngọt” của thợ sửa điều hòa mùa hè

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *